Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0986.688.626
khoagdct@hpu2.edu.vn

Sinh viên K48, K49 khoa GDCT tham quan, học tập thực tế miền Trung - Ngày 3

  Ngày (23/09/2024) là ngày thứ 3 của chuyến hành trình tham quan, học tập thực tế miền Trung của các bạn sinh viên khoá K48, K49 khoa Giáo dục chính trị với những ấn tượng khó quên ở Xứ Huế - Mảnh đất cố đô, di sản văn hóa thế giới. Đã từng có câu ca dao khắc họa được một cách trọn vẹn vẻ đẹp mộng mơ của Xứ Huế:

 Đường vô xứ Huế quanh quanh,

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

   Xứ Huế quả thật đẹp như vậy!

  Bắt đầu ngày mới trên mảnh đất Huế yêu kiều, đoàn đã đi tham quan Đại Nội Huế (Hoàng Thành Huế) là một phần quan trọng của Kinh thành Huế. Nơi đây từng là trung tâm chính trị và văn hóa của triều đại nhà Nguyễn từ năm 1802 đến 1945 và được xây dựng trong 28 năm. Và cũng chính tại lầu Ngọc Thực trên cổng Ngọ Môn của Đại Nội Huế đã diễn ra sự kiện: vua Bảo Đại (vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn) thoái vị, đánh dấu sự kết thúc hoàn toàn của chế độ phong kiến ở Việt Nam. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cách mạng Tháng Tám và lịch sử Việt Nam.

  Có thể thấy rằng, Đại Nội Huế không chỉ có giá trị lịch sử to lớn mà còn mang đậm dấu ấn kiến trúc độc đáo của triều Nguyễn. Khu vực này bao gồm nhiều công trình quan trọng như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, và Tử Cấm Thành, nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Kiến trúc của Đại Nội Huế thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật xây dựng truyền thống Việt Nam và ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây.

  Ngoài ra, Đại Nội Huế còn là một phần của Quần thể di tích Cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1993. Điều này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử của khu di tích mà còn góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị này cho các thế hệ sau. Sau đây là một số hình ảnh trong ngày thứ 3 của Đoàn thực tế Khoa GDCT.

image001

Hình ảnh 1: Toàn đoàn thực tế chụp ảnh tập thể tại Đại Nội Huế

image003

Hình ảnh 2: Cô và trò khoa GDCT trong nét đẹp của tà áo dài truyền thống

  Tiếp bước hành trình tìm hiểu nét đẹp Xứ Huế, đoàn đã tới thăm Lăng vua Khải Định (Ứng Lăng) là lăng tẩm của Hoàng đế Khải Định (1885-1925), vị Hoàng đế thứ 12 Triều Nguyễn.

  Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có 127 bậc cấp được xây dựng trong 11 năm. Trong đó có sự xuất hiện của nhiều trường phái kiến trúc như  Ấn Độ, Phật pháp , Roman, Gothique...

  Ngoài ra trong Lăng còn có Cung Thiên Định. Cung này ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sành sứ và thuỷ tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây.

image005

Hình ảnh 3: Toàn đoàn thực tế tham quan Lăng vua Khải Định

  Điểm đến tiếp theo của đoàn là Lăng vua Minh Mạng (hay còn gọi là Minh Mệnh), được hoàng đế Thiệu Trị thời nhà Nguyễn cho xây dựng.

  Nhìn một cách tổng thể từ ngoài vào trong, các công trình được phân bố trên ba trục song song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Xen giữa những công trình kiến trúc là hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thông, tạo nên một phong cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.

image007

Hình ảnh 4: Toàn đoàn thực tế  tham quan Lăng vua Minh Mạng

  Để kết thúc cho chuyến hành trình khám phá Huế, đoàn di chuyển đến  địa điểm tham quan cuối cùng là Lăng Tự Đức. Lăng Tự Đức, còn được gọi là Khiêm Lăng, là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn, nằm ở Huế. Lăng được xây dựng từ năm 1864 đến 1867 dưới sự chỉ đạo của vua Tự Đức, vị vua có thời gian trị vì lâu nhất trong triều Nguyễn. Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của hoàng gia nhà Nguyễn. Lăng Tự Đức không chỉ là nơi an nghỉ của vua mà còn là một công trình kiến trúc tuyệt đẹp, kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật.

image009

Hình ảnh 5: Các bạn sinh viên tham quan Lăng vua Tự Đức

image011

Hình ảnh 6: Các cô giảng viên khoa GDCT tham quan Lăng vua Tự Đức

  Tại các địa điểm tham quan cũng được bố trí các thuyết minh viên để giới thiệu, chỉ dẫn, củng cố thêm nhiều kiến thức liên quan tới các địa danh để các bạn sinh viên có được cái nhìn trực quan hơn, hiểu được ý nghĩa ẩn chứa đằng sau những di tích một cách thú vị, sinh động hơn. Từ đây khơi gợi hứng thú tìm hiểu lịch sử, làm cho sinh viên thêm hiểu, thêm tự hào về truyền thống kiên cường bất khuất của dân tộc, bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn dân tộc, sẵn sàng cống hiến hết mình vì quê hương đất nước



Tags:


Bài viết khác

0986688626