Môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đây là một vấn đề mang tính cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã dẫn tới tình trạng biến đổi khí hậu, gây ra thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam, sự ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động. Đây là một hiện tượng xấu, nhiều tác hại và cần nhanh chóng khắc phục.
Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:
Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như: Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép...; rừng tự nhiên phục vụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái; biển cung cấp các nguồn hải sản, nước... phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người; động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phục vụ đời sống của con người; không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió... là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người. Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.
Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi: Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa... Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm, đe dọa đến sức khỏe của con người của con người cũng như sự tồn tại của các loài sinh vật. Được xem như tài sản chung của toàn nhân loại nên bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm của riêng một tổ chức, cơ quan nào mà là nghĩa vụ của toàn xã hội.
Nhà nước là tổ chức có quyền lực cao nhất và đảm nhânh nhiệm vụ giám sát, xử lý các hành vi của cá nhân, tổ chức khác. Do đó, để góp phần bảo vệ môi trường sống thì trách nhiệm của Nhà nước là không hề nhỏ. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường, tăng cường công tác kiểm tra, các mức xử phạt sao cho đủ sức răn đe, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm.
Mỗi người dân cũng cần có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống chung, không quy chụp trách nhiệm cho riêng cơ quan hay tổ chức nào. Mỗi công dân có thể góp phần bảo vệ môi trường sống thông qua các hành vi:
Bên cạnh ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân thì trách nhiệm của toàn xã hội, các tầng lớp, tổ chức, chi hội đoàn thể cũng vô cùng to lớn. Cụ thể như;
Để thực hiện Cuộc vận động “Bảo vệ môi trường”, sinh viên Khoa Giáo dục Chính trị trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 luôn nâng cao trách nhiệm trong việc giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường sống tới các bạn đoàn viên, bậc phụ huynh,…
Ấn phẩm của sinh viên Vũ Văn Nam, chi đoàn K47B GDCD
Ấn phẩm của sinh viên Đào Hồng Thúy, chi đoàn K47A GDCD
Ấn phẩm của sinh viên Xa Thanh Vân, chi đoàn K47B GDCD
Ấn phẩm của sinh viên Hoàng Như Quỳnh
Màu sắc chủ đạo để làm nên ấn phẩm là màu xanh lá tượng trưng cho thiên nhiên, cây cối, núi rừng. Khẩu hiệu “Tất cả vì môi trường xanh - sạch - đẹp”, “Môi trường hôm nay, cuộc sống ngày mai”, “Hãy tiết kiệm năng lượng để bảo vệ hành tinh của chúng ta”,… luôn là những khẩu hiệu tích cực mà các bạn sinh viên muốn truyền tải tới tất cả mọi người thông qua ấn phẩm của riêng mình. Các ấn phẩm trên của sinh viên Khoa Giáo dục Chính trị - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 mặc dù còn đơn giản nhưng mang dấu ấn rất riêng, tất cả đều chung tay hướng tới một mục đích thay đổi ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường sống. Đây là cách giáo dục tới các bạn học sinh – sinh viên nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới những giá trị tốt đẹp vì chính các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.
“HÃY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGAY HÔM NAY VÌ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA SAU NÀY, TÔI LÀM ĐƯỢC, CÁC BẠN CŨNG LÀM ĐƯỢC”.
Ban truyền thông
Khoa GDCT, trường ĐHSP Hà Nội 2